Diện tích và biên giới Địa lý Việt Nam

Các số liệu chính

Diện tích
  • Tổng: 331.212 km² Đất liền: khoảng 324.480 km²
  • Nội thuỷ: hơn 4.200 km²
Chiều dài đường biên giới trên đất liền
  • Tổng: 4.639 km
  • Biên giới với các nước: Trung Quốc (1.449,566 km), Lào (2.067 km), Campuchia (1.137 km)
Đường bờ biển3.260 km (không tính các đảo)Vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phánĐộ cao

Biên giới với Lào, được quy định dựa trên cơ sở dân tộc, giữa những vị vua cai trị Việt NamLào vào giữa thế kỷ XVII, nó đã được định nghĩa chính thức bằng một hiệp ước phân định ranh giới ký kết năm 1977 và được phê chuẩn năm 1986. Biên giới với Campuchia, được xác định từ thời người Pháp sáp nhập vùng phía tây đồng bằng sông Cửu Long năm 1867, hiện hầu như vẫn không thay đổi nhiều. Theo Việt Nam, một số vấn đề biên giới còn tồn tại cuối cùng đã được giải quyết vào giai đoạn 1982-1985. Biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, được phác ra theo những hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887 và 1895, là "đường biên giới" mà Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã đồng ý tôn trọng nó vào năm 1957-1958. Tuy nhiên, tháng 2 năm 1979, tiếp sau cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, Việt Nam đã tuyên bố rằng từ năm 1957 trở về sau Trung Quốc đã gây ra nhiều vụ xung đột ở biên giới như một phần trong chính sách chống Việt Nam của họ và ý định thực hiện chủ nghĩa bành trướngĐông Nam Á. Trong số những sự vi phạm lãnh thổ được nêu ra có việc Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và chiếm toàn bộ quần đảo vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Hiện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này và hiện vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Tại quần đảo Trường Sa, ngoài Việt Nam thì còn 5 bên tuyên bố chủ quyền là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Philippines, Malaysia và Brunei.

Các điểm cực

Điểm cực bắcĐiểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại toạ độ 23°23′33″B 105°19′24″Đ / 23,392505°B 105,32324°Đ / 23.392505; 105.323240.Điểm cực namĐiểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 1984), tỉnh Cà Mau tại toạ độ 8°37′23″B 104°42′36″Đ / 8,623°B 104,71°Đ / 8.623; 104.71Điểm cực tâyĐiểm cực tây trên đất liền của Việt Nam nằm ở A Pa Chải-Tá Miếu (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)[2][3] (ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào) tại toạ độ 22°24′03″B 102°08′38″Đ / 22,400734°B 102,14394°Đ / 22.400734; 102.143940.Điểm cực đôngĐiểm cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại toạ độ 12°38′54″B 109°27′42″Đ / 12,6483756°B 109,4616339°Đ / 12.6483756; 109.4616339 (không nên nhầm với mũi Điện ở Phú Yên).

Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì điểm cực đông của Việt Nam (hiện đang kiểm soát) nằm tại đá Tiên Nữ thuộc quần đảo này[4] tại toạ độ 8°51′18″B 114°39′18″Đ / 8,855°B 114,655°Đ / 8.855; 114.655.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa lý Việt Nam http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Du-lich/2007/01... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/nuocchxhcnvn/tho... http://vea.gov.vn/Files/BaoCaoMTQG2010.rar http://vea.gov.vn/vn/hientrangmoitruong/baocaomtqu... http://www.tienphong.vn/tianyon/Index.aspx?Article...